Tuần qua,
Facebook bắt đầu chiến dịch kêu gọi người dùng đóng góp ý kiến để ngăn chặn sự
bành trướng của các phần tử khủng bố thông qua mạng xã hội. Ngay lập, tức
Google cũng bắt đầu tiến trình đề ra các giải pháp chống khủng bố của mình.
Hiện, cả
Facebook và Google đang chịu nhiều áp lực chính trị ở Châu Âu trong việc thay lọc
nội dung chứa yếu tố khủng bố. Theo đó, nhiều chính trị gia ở Anh và Đức không
ngừng phê phán những nền tảng mở như YouTube đang trở thành công cụ cho các phần
tử khủng bố truyền bá nội dung tiêu cực của họ.
Châu Âu đã và
đang hứng chịu nhiều đợt khủng bố trong vài năm trở lại. Gần đây nhất đã có tận
4 đợt khủng bố rơi vào nước Anh. Hiện tại, chính quyền Anh và Pháp đang cân nhắc
việc giới thiệu những án phạt mới cho những tền tảng công nghệ đã thất bại
trong việc ngăn ngừa các tín đồ cực đoan lan quyền nội dung khủng bố của họ
trên đó.
Đầu tháng 6 này,
thủ tướng Anh đã mở một cuộc họp nhằm đi đến một hiệp định toàn cầu giữa các đồng
minh trong việc "kiểm soát không gian số để ngăn ngừa những kế hoạch khủng
bố và chủ nghĩa cực đoan". Trong khi đó, tại Đức, chính quyền đang ra sức ủng
hộ một đề xuất ra án phạt cực lớn cho những công ty truyền thông thất bại trong
việc gỡ bỏ những bài phát biểu mang tính chống phá.
Bên cạnh việc cụ
thể hóa án phạt thành luật, các chính quyền còn đưa ra những yêu cầu hoạt động
cho Google sau khi YouTube bị phát hiện đề xuất quảng cáo của khách hàng ngay
bên cạnh nôi dung khủng bố. Đó cũng là lý do gần đây, hoạt động của các
YouTuber đang bị Google kiểm soát chặt chẽ hơn trước; mặc dù vẫn chưa có dấu hiệu
triệt để.
Thay vì chờ phản
hồi từ người dùng như Facebook, Google lại lên kế hoạch một cách chủ động hơn
(gồm 4 bước):
1. Tăng cường sử
dụng công nghệ 'học máy' (machine-learning) để tự động nhận diện video liên
quan đến khủng bố và cực đoan. Công việc này là một thử thách bởi nhiều kênh
truyền thông có thể lồng ghép các clip khủng bố trong bản tin của họ.
2. Bổ sung thêm
chuyên gia độc lập trong việc gắn cờ nội dung trên YouTube. Đây sẽ là những người
có tỷ lệ chính xác cao trong việc gắn cờ các nội dung vi phạm nguyên tắc của
YouTube. Theo lời Google, họ sẽ bổ sung thêm 50 tổ chức phi chính phủ cho các hạng
mục như: phát biểu chống phá, tự hủy hoại bản thân và khủng bố... vào danh sách
63 tổ chức sẵn có đang thực hiện nhiệm vụ gắn cờ nội dung. Song song đó, Google
sẽ hợp tác nhiều hơn với các nhóm bài trừ khủng bố để nhận diện nội dung mà các
tổ chức khủng bố dùng làm tài liệu chiêu mộ thành viên cho họ.
"Máy móc có
thể giúp nhận diện video có vấn đề, nhưng con người vẫn đóng vai trò quan trọng
trong việc quyết định liệu nội dung có vượt qua giới hạn bạo lực hoặc tôn giáo
hay không" - trích lời Kent Walker, giám đốc tư vấn của Google.
3. Thái độ quyết
liệt hơn với những video gây tranh cãi; thông qua việc gắn cờ giới hạn cho những
nội dung tôn giáo dễ gây tranh cãi hoặc nội dung mang chủ nghĩa thượng đẳng.
Theo lời đại diện Google, những video kiểu này sẽ không được dùng để kiếm tiền,
không được đề xuất và không được bình luận hoặc dùng để quảng cáo.
4. Tăng cường giảm
tiểu khả năng lan truyền thông qua liên kết với Jigsaw (một phân nhánh của
Alphabet), cùng với phương thức 'chuyển hướng' (redirect). Theo đó, những người
có xu hướng đào sâu vào nội dung tuyên truyền của Isis sẽ bị chuyển hướng sang
nội dung chống khủng bố nhằm thay đổi nhận thức của họ.
Mặc dù chịu sức
ép rất lớn từ các phe phái chính trị, Google vẫn hy vọng sẽ bảo toàn được quyền
tự do ngôn luận của họ trên đại dương số. Điều này đồng nghĩa, Google (và
YouTube) vẫn cho phép các phần tử khủng bố đăng tải nội dung của họ; chỉ khác
là Google sẽ tìm cách để không bị buộc tội kiếm tiền vì giúp đỡ các đối tượng
này lan truyền nội dung tiêu cực. Bởi, nếu đi tận gốc, đây là vấn đề giữa hai
quan điểm 'xóa bỏ tự do ngôn luận' và 'giữ gìn tự do ngôn luận'.
Kết quả của những
giải pháp trên đây hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của Google trong việc nhận
diện một cách nhanh chóng và chính xác nội dung có vấn đề. Một bí ẩn mà nhiều
người vẫn đang thắc mắc là hiện có tổng cộng bao nhiêu người kiểm duyệt nội
dung cho YouTube tại thời điểm này.